Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu nào hiệu quả an toàn hiện nay? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh không chỉ gặp nhiều bất tiện, khó khăn trong công việc, mà bệnh còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe. Vậy đâu là cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả? Các bạn hãy cùng tìm hiểu 15 cách chữa viêm đường tiết niệu ở đây nhé.
Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng mà nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Nhưng hầu hết các trường hợp đều xảy ra ở cơ quan tiết niệu dưới gồm bàng quang, niệu đạo.
Theo số liệu thống kê thì ở nữ giới sẽ mắc bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn newen dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh được đánh giá là dễ bị lây nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì bệnh sẽ được điều trị dứt điểm, không gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm đường tiết niệu dưới đây
1. Đối với nữ giới
Ở nữ giới, khi chị em bị mắc bệnh thường nhận thấy 1 số biểu hiện bất thường:
– Có cảm giác buồn tiểu, mót tiểu và có xu hướng đi tiểu bất thường nhiều lần trong ngày. Nhất là vào ban đêm, đây là thời điểm mà hay bị buồn tiểu nhất, khi các cơ quan phải chịu áp lực do tình trạng viêm nhiễm, phát triển của vi khuẩn.
– Thường xuyên đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu của mỗi lần đi lại rất ít, thậm chí là dường như không có.
– Trong quá trình đi tiểu thường có cảm giác khó chịu, đau tức phần bụng dưới, phần xương chậu. Ngoài ra, nữ giới còn nhận thấy có 1 số biểu hiện khác trong mỗi lần đi tiểu: tiểu buốt,tiểu rắt.
– Nước tiểu thường bị đổi màu, có mùi hôi nồng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tiểu ra máu.
– Thông thường đối với 1 số trường hợp bệnh nhân còn có biểu hiện đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới, tương ứng với vị trí của thận và niệu quản. Đây là dấu hiệu của cơ thể bị nhiễm trùng nặng.
– Khi bệnh khởi phát, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu lâm sàng: sốt nhẹ, sốt rét, ớn lạnh, thường xuyên bị nôn ói. Những dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn nên bệnh nhân không được chủ quan mà hãy theo dõi sát sao tình trạng này.
2. Đối với nam giới
Ở nam giới, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì bệnh sẽ có từng nhóm dấu hiệu khác nhau. Nhưng trong giai đoạn bệnh mới khởi phát thì bệnh nhân cần lưu ý đến 1 số dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu đặc trưng nhất ở nam giới khi bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu là bị sốt. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có người bị sốt cao, cũng có người lại chỉ bị sốt nhẹ âm ỉ. Nhưng đặc điểm chung là các cơn sốt thường kéo dài bất thường, các loại thuốc hạ sốt gần như là không có tác dụng vì lượng vi khuẩn trong nội tạng phát triển nhiều, viêm nhiễm trực tiếp trong nội tạng.
- Tiểu buốt, tiểu rắt và đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng xuất hiện. Đôi khi vừa tiểu xong lạ xuất hiện cảm giác mót tiểu và buồn tiểu.
- Màu sắc nước tiểu cũng bị thay đổi kèm theo đó là mùi hôi nồng khó chịu và tiểu ra mủ, máu.
- Các cơ đau tức kéo dài xuất hiện khiến nam giới có cảm giác nôn nao khó chịu.
- Nếu bệnh viêm đường tiết niệu không được xử lý sớm, bệnh sẽ phát triển nặng hơn, nam giới sẽ gặp phải tình trạng dương vật bị ngứa ngáy, căng tức và có mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra nếu tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài thì giấc ngủ của nam giới sẽ bị rối loạn kèm theo đó là các biểu hiện: rét run từng cơn, môi khô, mặt hốc hác, tiều tụy.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ khiến cho người bệnh gặp nhiều rắc rối, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà nếu bệnh không được phát hiện sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng khác:
– Gây tổn thương thận vĩnh viễn do tình trạng nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính nhưng không được điều trị
– Đối với phụ nữ đang mang thai, thì tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non.
– Nhiễm trùng huyết, đây là biến chứng nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhất, nhất là trường hợp nhiễm trùng máu xuất phát từ thận.
Các biến chứng do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nếu không được điều trị sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám ngay.
15 cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả hiện nay
Để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả, các bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh sau:
1. Phương pháp chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
Tỏi là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong các mẹo chữa viêm nhiễm trong đó có viêm đường tiết niệu. Trong tỏi có chứa một lượng lớn các chất kháng sinh như allicin, glycogen, fitonxit giúp tiêu viêm, sát trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Chị em có thể áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi như sau:
Chuẩn bị: 3 – 4 tép tỏi sống, nên dùng tỏi ta, tép nhỏ có chứa nhiều dưỡng chất hơn.
Cách thực hiện: Cho trực tiếp tỏi vào miệng, nhai và nuốt cả bã. Nhiều tài liệu ghi chép lại, nên thái tỏi thành lát mỏng, để ngoài không khí 15 phút sẽ có tác dụng tốt hơn.
2. Điều trị viêm đường tiết niệu bằng hạt dành dành
Hạt dành dành là một vị thuốc nam quen thuộc có tác dụng chữa tiểu ra máu, viêm tiết niệu, viêm bể thận. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu và thải độc hiệu quả. Để điều trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp này, người bệnh thực hiện theo cách như sau:
Chuẩn bị: Hạt dành dành, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh), đường phèn.
Cách thực hiện: Cho các loại hạt rửa sạch, cho vào ninh thành cháo đến khi gần được bỏ thêm đường phèn, bắc xuống ăn khi còn nóng. Nên nấu cháo dành dành ăn liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy những chuyển biến tích cực.
3. Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng giấm táo
Một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả là sử dụng giấm táo. Trong giấm táo có chứa enzyme, Kali và một số khoáng chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm tiết niệu. Giấm táo được xem như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên, được sử dụng trong nhiều mẹo chữa bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Chuẩn bị: Giấm táo, mật ong (chọn loại mật ong tự nhiên).
Cách thực hiện: Pha 2 muỗng mật ong với một muỗng giấm táo, có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm, mỗi ngày uống một lần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp dùng giấm táo pha ấm rửa vùng kín hàng ngày.
4. Dùng lá trầu không để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Trầu không là khắc tinh của nhiều bệnh lý phụ khoa trong đó có viêm đường tiết niệu. Trong trầu không có chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi hôi cho vùng kín. Sử dụng trầu không thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn vị trí bị viêm trong đường tiết niệu, giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi.
Chuẩn bị: Trầu không tươi khoảng 10 – 15 lá.
Cách thực hiện: Rửa sạch trầu không sau đó vò nát, cho vào nồi đun với một bát nước lớn. Chắt lấy nước xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt rồi rửa niệu đạo.
Lưu ý: khi rửa cần nhẹ nhàng, không cọ xát khiến vùng kín bị tổn thương nặng hơn. Có thể cho thêm vài hạt muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn.
5. Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng lá nha đam (lô hội)
Dùng nha đam là một cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản, dễ thực hiện. Nhờ chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn nên nha đam được đưa vào ứng dụng điều trị viêm đường tiết niệu. Nhiều người khá ngạc nhiên vì chỉ nghe đến nha đam trong các công thức làm đẹp, chữa mụn nhọt. Vậy hãy thử áp dụng và đánh giá hiệu quả của cách điều trị này theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị: Lá nha đam, nên chọn loại lớn, thịt dày.
Cách thực hiện: Lọc lấy phần thịt nha đam, bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch nhựa, ngâm nước muối loãng. Cho phần thịt nha đam đã chuẩn bị vào máy xay lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc là tốt nhất.
Lưu ý: Người bị nhuận tràng không nên sử dụng nha đam để tránh gây tổn thương cho gan.
6. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây
Rau mùi tây hay còn được gọi là ngò gai, một gia vị quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Mùi tây có chứa nhiều tinh dầu thơm có tác dụng khử mùi hiệu quả. Bên cạnh đó các dưỡng chất như Apio Zit, acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ cơ thể kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu y học còn chỉ ra rau mùi tây có chứa một số chất giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả.
Chuẩn bị: Một nắm lá mùi tây tươi, nước lọc.
Cách thực hiện: Rửa sạch rau mùi, cho vào nồi đun sôi với nửa lít nước. Tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Nên uống liên tục trong 3 – 5 ngày để có hiệu quả.
Lưu ý: không nên áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau mùi tây cho người bị viêm loét dạ dày.
7. Dùng cây mã đề chữa bệnh viêm đường tiết niệu
Mã đề vừa là một loại rau, vừa là cây thuốc nam có đặc tính lợi tiểu, tiêu viêm. Cây mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, thông tắc tuyến mồ hôi. Đông y sử dụng mã đề hỗ trợ điều trị chứng tắc tiểu và một số bệnh phụ khoa trong đó có viêm đường tiết niệu. Ngoài ra loại cây này còn được xem là một trong những bài thuốc sỏi thận tại nhà được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Chuẩn bị: Mã đề, rễ có tranh, kim tiền thảo.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu cho vào ấm hãm với nước sôi uống hàng ngày, uống liên tục ít nhất 1 tuần.
8. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Trong top các bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu tại nhà thì sử dụng râu ngô là cách đơn giản mà có hiệu quả cao. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, lành tính, có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ. Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể. Râu ngô cũng là một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ làm tan sỏi thận, loại bỏ triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
Chuẩn bị: Râu ngô tươi là tốt nhất, trường hợp không có thay bằng râu ngô phơi khô.
Cách thực hiện: Rửa sạch râu ngô, cho vào ấm đun cùng với 100ml nước trong 15 phút. Tắt bếp, chắt lấy nước uống trước khi ăn 3 – 4 giờ, mỗi ngày uống 2 lần.
Ngoài ra, có thể kết hợp râu ngô cùng với bông mã đề để có hiệu quả cao hơn.
9. Chữa viêm đường tiết niệu bằng cây diếp cá
Nhiều người sợ rau diếp cá vì chúng có mùi tanh đặc trưng. Thế nhưng loại rau này rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc. Trong Đông y, rau diếp cá là vị thuốc có vị hơi tanh, tính lạnh, quy kinh phế. Thành phần của rau diếp cá có chứa chất kháng viêm, có thể sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu, đối với người đang điều trị tại nhà viêm tuyến tiền liệt cũng có thể áp dụng được bài thuốc này.
Chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá.
Cách thực hiện: Có nhiều cách sử dụng rau diếp cá mang lại hiệu quả như nhau. Mọi người có thể dùng rau ăn sống trong các bữa ăn hoặc xay lấy nước uống, mỗi ngày 1 cốc, cho thêm 1 thìa đường để dễ uống hơn.
10. Lá trà xanh chữa viêm đường tiết niệu
Trà xanh vừa là một loại thức uống giải nhiệt, vừa có tác dụng làm đẹp, chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa da. Không những thế trong trà xanh còn chứa một lượng lớn tanin, flavonoid, vitamin A, B2, C… có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng lá trà xanh hàng ngày để cải thiện tình trạng.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trà tươi.
Cách thực hiện: Cho lá trà xanh vào nước sôi, hãm 5 phút là có thể uống được. Kết hợp uống 1 cốc nước trà xanh mỗi ngày và dùng nước trà xanh để rửa vùng kín. Lấy thêm 1 nắm trà xanh, đun với 500ml nước lọc, lấy nước thu được xông vùng kín đến khi nguội bớt rồi rửa.
11. Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau lá ngải
Người bị viêm tiết niệu có thể dùng ngải cứu để loại bỏ triệu chứng đau rát và vi khuẩn gây bệnh. Ngải cứu là một vị thuốc trong Đông y, tính ôn, vị đắng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh bàng quang, tiết niệu. Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu, cần kết hợp với một số vị thuốc khác như sau:
Chuẩn bị: Ngải cứu, có seo gà, rễ cỏ tranh, mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Cho các dược liệu vào nồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước để nguội bớt sau đó pha thêm 1 thìa mật ong, chia làm 2 lần uống trong ngày.
12. Điều trị viêm đường tiết niệu bằng lá dụ huyết
Lá dụ huyết là 1 trong những vị thuốc đông y chữa viêm trục đường tiết niệu. Loại lá này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu bổ dưỡng khí huyết cho cơ thể
Nguyên liệu: 30g lá huyết dụ tươi
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá huyết dụ, để ráo nước rồi cắt thành khúc nhỏ
– Cho lá vào cùng 500ml nước sạch đun sôi
– Khi nước sôi bạn chắt ra bát để nguội và uống hàng ngày.
Sử dụng hoa cúc tím để điều trị viêm đường tiết niệu
Hoa cúc tím là 1 trong những vi thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Trong hoa cúc tím có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn cao.
Chuẩn bị: 10g hoa cúc tím khô, 1 thìa mật ong
Cách thực hiện
– Cho hoa cúc tím vào ấm sứ cùng 200ml nước sôi và ủ trong 5 phút.
– Sau khi ủ, chắt nước ra cốc và thêm thìa mật ong vào khuấy đều uống
13. Nước ép bưởi có thể chữa bệnh viêm đường tiết niệu
Trong nước ép bưởi có chứa hàm lượng vitamin c giúp nâng cao lượng axit trong nước giải, từ đó giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo
Chuẩn bị: ½ trái bưởi tươi, ½ thìa mật ong
Cách thực hiện
Tách phần ruột bưởi cho vào máy xay ép lấy nước
Sau khi đã có phần nước ép, thêm mật ong vào và thưởng thức
Bệnh nhân có thể uống nước bưởi mỗi ngày để có hiệu quả cao.
14. Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc tây y
Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh trị bệnh. Nhưng bạn cần sử dụng đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh có tác dụng khá nhanh, nhưng bệnh sẽ rất dễ bị tái phát lại sau thời gian ngắn.
Lưu ý: Với các phương pháp chữa viêm đường tiết niệu bằng các nguyên liệu tự nhiên phần lớn sẽ chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không những thế việc điều trị còn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Việc điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc cũng cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa được thăm khám.
15. Điều trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp quang dẫn CRS
Đây là phương pháp sử dụng sóng tần số cao kết hợp với sóng ngắn và sóng viba tạo ra nguồn nhiệt tác động trực tiếp vào vùng tế bào bị tổn thương, tiêu diệt toàn bộ tác nhân gây bệnh.
Phương pháp với các ưu điểm nổi trội được các chuyên gia đánh giá cao:
– Kiểm tra chính xác, điều trị bệnh hiệu quả, đúng bệnh
– Điều trị triệt để, không gây tái phát
– An toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhân, hạn chế chảy máu, không có tác dụng phụ.
– Thời gian điều trị bệnh nhanh, khả năng phục hồi cao.
Chữa viêm đường tiết niệu ở đâu?
Để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu mang lại hiệu quả cao, thì ngoài phương pháp điều trị phù hợp, điều trị dứt điểm tình trạng bệnh thì cơ sở điều trị cũng là 1 yếu tố rất quan trọng.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở thăm khám chuyên khoa điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, nhưng không phải cơ sở điều trị nào cũng đạt chuẩn và điều trị hiệu quả, giúp bệnh nhân dứt điểm tình trạng bệnh.
Các bạn có thể tham khảo phòng khám đa khoa Bắc Giang, đây là 1 trong rất ít phòng khám chuyên khoa tư nhân được Bộ y tế cấp phép hoạt động.
Phòng khám với cơ sở vật chất hiện đại, các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến cùng với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi, phương pháp điều trị CRS – hắc tinh của bệnh viêm đường tiết niệu, chắc chắn sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc, cần được tư vấn và giải đáp, bạn có thể liên hệ Hotline: 0204 221 6666 để được các bác sĩ giải đáp. Hoặc bạn có thể trực tiếp đến địa chỉ: 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.