Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào? Điều trị bệnh giang mai ở đâu tốt? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Bệnh giang mai là một dạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới cả da, niêm mạc và cơ quan sinh dục của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể gồm có tim và não. Những trường hợp được phát hiện sớm có thể điều trị một cách dễ dàng mà không gây tổn thương hay hậu quả khác. Thế nhưng nếu kéo dài mà không chữa trị thì hậu quả không những tới sức khỏe mà thậm chí nguy hiểm cả tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

benh-giang-mai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể qua các niêm mạc da bị trầy xước gồm có miệng, mắt, cơ quan sinh dục. Con đường lây truyền của bệnh phổ biến nhất là qua đường tình dục. Những chị em phụ nữ mắc bệnh giang mai có thể lây sang cho bé qua ngả sinh thường. Cụ thể có thể kể tới một số con đường lây của bệnh đó là:

Quan hệ tình dục không an toàn

Có tới 90% các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Bạn có thể bị bệnh giang mai nếu như có quan hệ tình dục thường xuyên với nhiều đối tượng đặc biệt là gái mại dâm, các mối quan hệ đồng tính hay lưỡng tính,…

Những người bị lây bệnh giang mai qua quan hệ tình dục không an toàn thường có lối sống phóng khoáng có quan hệ với nhiều bạn tình mà lại không dùng bao cao su khi quan hệ. Cơ quan sinh dục là bộ phận khá nhạy cảm của cơ thể do đó có thể dễ dàng bị trầy xước trong quá trình quan hệ.

Cho dù quan hệ bằng âm đạo, bằng miệng hay hậu môn đều có thể khiến bệnh giang mai bị lây nhiễm. Dùng bao cao su chỉ có thể phần nào làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng lại không bảo vệ 100% được bởi xoắn khuẩn giang mai có thể vẫn lây truyền qua niêm mạc da không được bảo vệ.

Lây từ mẹ sang con

Nếu bạn có ý định mang thai thì trước đó nên đi khám tổng quát xem có phải bản thân đang mắc bệnh nào liên quan tới bệnh xã hội như bệnh giang mai không để tránh các trường hợp đáng tiếc khi mang thai.

Bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai trong bụng mẹ qua nước ối và dây rốn. Khi bé đi qua cơ quan sinh dục của mẹ ra ngoài và tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ bị giang mai bẩm sinh.

[k2_img_n]

Dùng chung đồ dùng cá nhân

Nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như đồ lót, khăn tắm hay bồn cầu, bàn chải đánh răng có chứa máu, mủ, dịch nhầy có mầm bệnh thì xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua các niêm mạc da bị xây xát và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Một số trường hợp bệnh nhân thực hiện các thủ thuật y tế ở những cơ sở kém uy tín có thể xảy ra hiện tượng vật dụng y tế không được khử trùng sạch sẽ cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai. Thế nhưng các trường hợp mắc bệnh giang mai kể trên lại khá hiếm gặp vì xoắn khuẩn giang mai khi đi ra khỏi cơ thể dễ bị yếu và chết đi.

Truyền nhận máu với bệnh nhân

Những bệnh nhân bị bệnh giang mai giai đoạn đầu thường không biết được bệnh mình đang mắc phải do đó việc truyền nhận máu là có thể xảy đến. Giang mai cũng lây truyền trực tiếp qua truyền và nhận máu. Những người bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai mà không biết thì người nhận máu cũng có thể bị bệnh giang mai. Thế nhưng trường hợp mắc bệnh này thường không nhiều bởi trước khi cho hay nhận máu thì đều cần kiểm tra kỹ nhưng vẫn khó tránh khỏi các trường hợp sơ ý gây ra.

Bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm sang người khác mạnh nhất ở giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Cho tới khi chuyển qua giai đoạn cuối thì phần lớn sẽ không còn khả năng lây nhiễm sang người khác nhưng bạn cũng cần

Lưu ý: Giang mai lây nhiễm sang người khác mạnh nhất khi đang ở giai đoạn 1 và 2 và giai đoạn tiềm ẩn. khi giang mai đã chuyển biến sang giai đoạn cuối thì đa số sẽ không còn khả năng lây nhiễm sang người khác tuy nhiên bạn cần kiểm tra thật kĩ lưỡng.

Dấu hiệu của bệnh giang mai

benh-giang-mai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như bệnh nhân có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh giang mai và chữa trị đúng phương pháp. Vì thế nắm rõ từng giai đoạn phát triển của bệnh là rất quan trọng. Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau: 1,2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Sau khi xâm nhập vào cơ thể khoảng từ 3-90 ngày thường là khoảng 21 ngày xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào hệ thống bạch huyết, máu gây nên dấu hiệu của bệnh giang mai.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn này rất quan trọng nếu có thể phát hiện và điều trị sớm có thể hạn chế được nhiều hơn sự nguy hiểm rồi lây lan của bệnh với cơ thể. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng từ 10 tới 90 ngày sau khi xoắn khuẩn xâm nhập. Thường là mất khoảng 3 tuần khi tiếp xúc sau đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giang mai. Ban đầu các vết giang mai nông, loét có hình bầu dục hay hình tròn với kích thước khoảng từ 0,3 đến 3cm có màu đỏ, không đau hay ngứa gì cả và có bờ viền rõ ràng.

Săng giang mai có thể xuất hiện ở vị trí đầu tiên mà nó tấn công thường là cơ quan sinh dục của người bệnh như môi lớn, bé, cổ tử cung, quy đầu hay rãnh quy đầu, trực tràng, thân dương vật, hậu môn, miệng của bệnh nhân.

Đối với nam giới

Săng giang mai tập trung phần lớn ở cơ quan sinh dục của người bệnh như rãnh quy đầu, bao quy đầu, xung quanh hậu môn, lỗ iểu, bao quy đầu, hậu môn với những người có quan hệ qua hậu môn; những người có quan hệ bằng miệng săng giang mai có thể xuất hiện ở xung quanh môi, lưỡi và cả trong miệng,….

Đối với nữ giới

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới thường khó phát hiện bởi cơ quan sinh dục nằm trong cơ thể và thường ẩm ướt hơn nam giới. Săng giang mai có thể xuất hiện đầu tiên ở ngoài cơ quan sinh dục như âm đạo, ngoài âm đạo, môi lớn, bé, cổ tử cung và cả miệng, lưỡi, môi, hậu môn nếu quan hệ qua các con đường đó.

Săng giang mai thường xuất hiện trong khoảng từ 3 đến 6 tuần sau đó biến mất nên nhiều người nhầm tưởng bệnh đã khỏi và chỉ là viêm nhiễm ngoài da bình thường.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Sau giai đoạn 1 khoảng 4 tuần cho tới 10 tuần bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn hai và người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa toàn thân hay tứ chi có bàn chân, tay xuất hiện các nốt màu đỏ hồng mọc đối xứng. Dù không nổi lên trên bề mặt da và khi ấn vào nó sẽ biến mất nhưng người bệnh lại nghĩ mình bị phát ban chứ không phải bệnh giang mai. Các nốt này có thể xuất hiện ở ngực, bụng, mạng sườn,…

Bệnh giang mai xuất hiện ở khắp cơ thể của người bệnh có khi tập trung ở bàn chân và bàn tay. Người bệnh đến giai đoạn này thường bị đau các cơ, mệt mỏi toàn thân, rụng tóc, nổi hạch bạch huyết,….

Các dấu hiệu khác cũng xuất hiện như đau đầu, đau họng, nổi hạch, sốt, sụt cân,… Một số trường hợp có thể bị viêm gan, khớp, thận, viêm dây thị giác, viêm giác mạc kẽ, viêm màng xương, viêm màng bồ đào,… Các dấu hiệu này của bệnh cũng thường biến mất sau khoảng từ 3 đến 6 tuần.

Giống như ở giai đoạn một các dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn này thường xuất hiện khoảng vài tuần hay một tháng rồi biến mất mà không để lại sẹo nên nhiều bệnh nhân chủ quan.

Dấu hiệu giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn này giang mai không có dấu hiệu nào đặc biệt bệnh nhân khó mà phát hiện được bệnh trong giai đoạn này. Xoắn khuẩn giang mai giai đoạn tiềm ẩn di chuyển tới các cơ quan, ăn sâu vào máu và các bộ phận khác ở cơ thể người bệnh. Vì không còn biểu hiện ra bên ngoài nên nó cũng không lây lan.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh thường từ 3 cho đến 15 năm sau khi bị nhiễm xoắn khuẩn. Ở giai đoạn này giang mai bắt đầu phá hủy các cơ quan, bộ phận và đe đoạn nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Giang mai khi phát triển tới giai đoạn cuối có 3 hình thức gây hại đó là:

Giang mai thần kinh

Thường xảy ra sau khoảng từ 4 đến 25 năm sau khi nhiễm bệnh và gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân có thể bị thoái hóa não, viêm màng não với các biểu hiện như động kinh, rối loạn vận động ý thức, đột quỵ, ảo giác,…

Giang mai tim mạch

Thường xảy ra trong khoảng từ 10 đến 30 năm sau khi lây nhiễm bệnh. Khi bị tổn thương tim mạch bệnh nhân thường bị phình mạch thậm chí là tử vong.

Củ giang mai: củ giang mai thường xuất hiện khoảng từ 1 đến 46 năm sau khi bị nhiễm bệnh với mặt phẳng không được đối xứng, có hình cầu với màu tím hoặc đỏ kích thước bằng hạt ngô và có ranh giới rõ ràng, rắn, chắc. Củ giang mai nếu bị loét có thể để lại sẹo vĩnh viễn cho các cơ quan của cơ thể. Nếu củ giang mai xuất hiện ở mắt có thể làm cho đồng tử mắt nhỏ, phản xạ ánh sáng mất dần và thần kinh thị giác bị tổn thương.

Nói chung giang mai có thể tấn công tất cả các cơ quan cũng như bộ phận trong cơ thể gồm có khớp, mắt, nội tạng và gây mù vĩnh viễn, khiến cho cấu trúc xương bị tổn hại các chi cử động cũng khó khăn hơn cuối cùng có thể gây bại liệt hay tử vong

Cách chữa bệnh giang mai như thế nào?

benh-giang-mai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua

Y học hiện đại căn cứ vào các đặc tính của xoắn khuẩn giang mai phát minh ra một kỹ thuật điều trị mới mang tên liệu pháp miễn dịch tổng hợp. Kỹ thuật điều trị này nhằm vào đặc tính bệnh lý mới và đặc điểm gây hại thực tế lâm sàng để tiến hành diệt trừ xoắn khuẩn hiệu quả nhất với hiệu quả điều trị cao ngăn ngừa tái phát và có hiệu quả đặc biệt trong việc gia tăng cân bằng miễn dịch của cơ thể.

Ưu điểm của liệu pháp miễn dịch tổng hợp

Thiết bị y tế tân tiến: Sử dụng các thiết bị phân tích sinh học tiên tiến được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài giúp chẩn đoán bệnh tình và tìm hiểu gốc rễ dấu hiệu của bệnh giúp người bệnh chữa trị hiệu quả và an toàn bằng điều trị sinh hóa.

Cân bằng hệ miễn dịch: Dùng thuốc tác nhân sinh học nhập khẩu để tiêm vào da giúp loại bỏ đồng thời diệt trừ mầm bệnh sản sinh ra các tế bào giúp nâng cao hệ miễn dịch, thực hiện cân bằng miễn dịch cho cơ thể

Ngăn ngừa tái phát: Theo các bác sĩ tại phòng khám Bắc Giang cho biết việc dùng thuốc đặc trị có thể giải độc, diệt khuẩn và kích hoạt lại các tế bào miễn dịch kháng khuẩn ở trong cơ thể. Có hiệu quả cao trong quá trình diệt trừ xoắn khuẩn giang mai mang tới hiệu quả điều trị triệt để ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.

Địa chỉ chữa bệnh giang mai ở Bắc Giang uy tín

benh-giang-mai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua

Phòng khám đa khoa Bắc Giang được đánh giá là địa chỉ khám chữa bệnh giang mai uy tín là bởi phòng khám có điều kiện của một cơ sở y tế chất lượng và uy tín. Với riêng bệnh giang mai phòng khám có nhiều ưu thế trong việc khám và điều trị, cụ thể là:

Các bác sĩ chuyên khoa giỏi: Các bác sĩ tại phòng khám với riêng việc điều trị bệnh giang mai đều có chuyên môn và kinh nghiệm. Phòng khám từng ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân tới khám và điều trị ở khắp các tỉnh thành lân cận với tỉnh Bắc Giang.

Cơ sở vật chất tại phòng khám: Để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại phòng khámBắc Giang có đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở hạ tầng chú trọng đầu tư xây dựng khang trang đảm bảo kết quả khám chữa tốt nhất, mang đến cho người bệnh tâm lý thoải mái khi đến khám và chữa bệnh giang mai.

Phương pháp hiện đại: Không chỉ có những ưu điểm trên phòng khám cũng tiên phong trong việc ứng dụng liệu pháp miễn dịch tổng hợp trong điều trị bệnh giang mai với các ưu điểm là không đau, an toàn, không chảy máu, hồi phục nhanh, chữa bệnh triệt để ngăn ngừa tái phát về sau này.

Chi phí chữa bệnh giang mai: Các chi phí chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Bắc Giang đều được công khai minh bạch để bệnh nhân hiểu rõ mình phải chi các khoản nào khi điều trị bệnh.

Nhằm tránh các biến chứng hay bất tiện trong quá trình khám và điều trị bệnh bạn cần nhanh chóng tới khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa như phòng khám Bắc Giang để các bác sĩ trực tiếp khám và điều trị.

[k2_img_n]

Phòng ngừa bệnh giang mai như thế nào?

  • Tìm hiểu các thông tin về bệnh giang mai nói riêng và các bệnh xã hội lây qua đường tình dục nói chung
  • Có quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, dùng bao cao su và vệ sinh trước, sau khi có quan hệ tình dục
  • Không truyền nhận máu ở các cơ sở y tế không uy tín, không dùng chung kim tiêm với nhiều người, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
  • Nên kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh giang mai trước khi có ý định mang thai. Phụ nữ trong quá trình mang thai mà bị giang mai cần phải chữa trị rồi mới sinh con.
  • Nên khám sức khỏe nam khoa và phụ khoa 6 tháng một lần để phát hiện cũng như điều trị sớm với các vấn đề sức khỏe

Qua những thông tin về bệnh giang mai trên đây hi vọng rằng bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh này và chủ động phòng tránh bệnh. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về triệu chứng của bệnh giang mai hay cách điều trị căn bệnh này bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0204 221 6666 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp.

Chia sẻ