Chậm kinh từ 2-3 tháng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: rối loạn kinh nguyệt, bệnh phụ khoa, biện pháp tránh thai hoặc do mang thai.Trường hợp phụ nữ không mang thai mà bị trễ kinh là hiện tượng nguy hiểm, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Cùng các chuyên gia giải đáp nguyên nhân chậm kinh 3 tháng qua bài viết sau đây.
3 tháng chưa có kinh có sao không?
Khi có hiện tượng chậm kinh dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào hoặc thời gian bao lâu cùng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Chậm kinh dài ngày còn được coi là mất kinh hay vô kinh. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, chậm kinh dài ngày là dấu hiệu mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe.
Chậm kinh kéo dài có thể gây ức chế quá trình rụng trứng, khiến trứng không thể rụng dẫn đến hiện tượng mất kinh và vô kinh.
Chậm kinh còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu chính của chậm kinh là không có kinh nguyệt một cách bất thường. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây chậm kinh mà người bệnh sẽ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Nếu tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường có thể gây tăng cân, mệt mỏi, rụng tóc, da khô nhăn, táo bón và nhịp tim chậm.
Một số triệu chứng khác có thể gặp phải như:
- Tiết dịch màu đục như sữa từ núm vú.
- Rụng tóc.
- Đau đầu.
- Thay đổi thị lực.
- Mọc nhiều lông.
- Đau vùng xương chậu.
- Mọc mụn trứng cá.
Bạn có thể gặp một hay nhiều triệu chứng đã được đưa ra.
Nguyên nhân gây ra chậm kinh là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh. Nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do các hiện tượng rối loạn ở tuyến yên, vùng dưới đồi, tử cung hoặc buồng trứng. Cũng có trường hợp chị em giảm cân không đúng cách, tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường, tác dụng phụ của các loại thuốc hay từ những căn bệnh mãn tính.
Chậm kinh do bệnh lý.
3 tháng chưa có kinh nguyệt là điều đáng báo động, nếu loại trừ nguyên nhân mang thai thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh phụ khoa: 3 tháng chưa có kinh nguyệt có thể bạn đang mắc các bệnh phụ khoa liên quan đến buồng trứng đa nang, viêm vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, dính liên khoang tử cung, u xơ tử cung,… Còn kèm theo một số triệu chứng đau rát, ngứa ngáy và sưng mọng vùng môi lớn, ra dịch âm đạo bất thường. Hỏi ngay bác sĩ tư vấn phụ khoa ở đây.
Bệnh xã hội: đây là bệnh lý lây qua đường tình dục, gây tổn thương cơ quan sinh dục đặc biệt là buồng trứng và tử cung. Chúng có thể gây vô sinh, hiếm muộn và các bệnh ung thư vùng kín. Trường hợp này cần điều trị sớm và cùng người tình để loại bỏ triệt để mầm bệnh.
Rối loạn nội tiết tố: 3 tháng chưa có kinh nguyệt do mất cân bằng hormone, dị vật ở tuyến yên hoặc do hội chứng bế kinh.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: trong thuốc tránh thai có chứa thành phần gây ức chế và khiến tuyến yên tạo ra overstrin. Đều có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày.
Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: stress, căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống, giảm cân đột ngột, thức khuya gây ức chế đến hệ thần kinh và dẫn tới mất kinh.
Chậm kinh do mang thai
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chỉ cần chậm kinh từ 7-10 ngày đã nhận biết được mình có mang thai hay không. Còn với những chị em có kinh nguyệt không đều thì sẽ khó khăn hơn. Nhưng nếu đã 3 tháng không có kinh nguyệt thì có thể dùng que thử thai để phát hiện chính xác.
Kèm theo hiện tượng chậm kinh là một số triệu chứng khác như:
- Ngực căng tức và lớn hơn bình thường.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu nhiều.
Cảm giác ốm nghén, cơ thể khó chịu, hay buồn nôn, nôn khan, thèm ăn nhưng nhạy cảm với mùi thức ăn.
Để biết chính xác mình có mang thai hay không, bạn cần đi siêu âm để xác định thai nhi bao nhiêu tuần tuổi và theo dõi sự phát triển.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ chậm kinh
Theo nghiên cứu, có khoảng 5% – 7% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải chứng chậm kinh, phổ biến nhất ở độ tuổi dưới 25 tuổi và các bé gái trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện nhiều hơn ở một nhóm đối tượng như vận động viên, huấn luyện viên và diễn viên múa.
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ chậm kinh có thể kể tới như:
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có thành viên nữ bị chậm kinh thường xuyên, mất kinh, kinh nguyệt không đều thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này.
Chế độ ăn uống không hợp lý: nếu bạn bị các hiện tượng như chán ăn hay ăn quá nhiều, bạn sẽ tăng nguy cơ bị chậm kinh.
Tập luyện thể thao: tập luyện thể thao không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ không có kinh nguyệt.
Nên làm gì khi bị chậm kinh
Chị em thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh ko đều đặn, thường bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi,…
Lúc này bạn nên đi khám phụ khoa để phát hiện nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều để có cách khắc phục kịp thời.
Không nên chủ quan, coi thường hiện tượng này, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
Cần lưu ý gì khi bị chậm kinh
Để phòng ngừa không rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều và bảo vệ sức khẻo sinh sản nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh sau khi quan hệ tình dục) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – là một trong những nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cung cấp đủ chất cho cơ thể. Tăng cường các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B như trứng, sữa, cá,… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, bia, rượu,…
Tổng kết
Khi phát hiện kinh nguyệt không đều, rong kinh, chậm kinh nhiều tháng thì cách tốt nhất là phụ nữ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh. Nếu nguyên nhân là do rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc kinh để điều trị. Trong trường hợp lý do bị chậm kinh là do dùng thuốc thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn bị mắc phải các bệnh phụ khoa thì cần điều trị sớm thì kinh nguyệt mới trở lại đều.
Bạn còn thắc mắc gì cần được bác sĩ tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0204 221 6666 hoặc click vào khung chat để được giải đáp miễn phí.
Đọc thêm: